Gợi ý thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, dinh dưỡng, ngon miệng

Gợi ý thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, dinh dưỡng, ngon miệng

Tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những căn bệnh dễ mắc phải là một trong những nhóm bệnh gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng glucose có trong máu. Bệnh tiểu đường rất dễ bắt gặp, nguyên nhân để mắc bệnh cũng khác nhau. Căn bệnh này chia làm nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Và có một điều cần lưu ý trong quá trình mang thai, bà bầu cũng có thể gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ sẽ hết khi bạn sinh em bé nên đừng quá lo lắng. Nhưng cũng đừng vì vậy mà quá chủ quan, chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé là một vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ gồm những gì, hãy cùng bài viết đi sâu vào tìm hiểu thật kỹ nhé!

Cùng tìm hiểu tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường trong thai kỳ đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucozo trong chính cơ thể của người mẹ do mang thai. Đa phần tình trạng này sẽ chỉ được phát hiện từ tháng thứ 4 của quá trình mang thai và sẽ khỏi sau 6 tuần sau sinh.

Đái tháo đường thai kỳ là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

Trong thời gian thai kỳ cơ thể của phụ nữ ít nhạy cảm hơn với insulin, tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ trong quá trình mang thai đều bị. Mà chỉ do khi mang thai lượng nội tiết sẽ có sự thay đổi đây cũng là một trong những lý do gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Để biết bản thân có đang gặp phải tình trạng đái tháo đường trong thai kỳ hay không. Các sản phụ chỉ cần lấy mẫu để xét nghiệm đường máu để có thể chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi có các chỉ số sau:

Đường huyết lúc đói: >= 126 gam/dl.

Đường huyết bất kỳ: >= 200mg/dl.

Hoặc sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường dương tính để có thể dễ dàng phát hiện.

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?

Tình trạng tiểu đường thai kỳ sẽ trở nên rất nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng bệnh thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người mẹ và sự phát triển của bé sau này.

Ảnh hưởng đến thai phụ

  • Nếu trước đó người mẹ đã mắc bệnh tiểu đường, thì khi mang thai bệnh sẽ trở nên nặng hơn.
  • Khi bị tiểu đường thai kỳ người mẹ sẽ lên cân rất nhiều thông thường sẽ là trên ngưỡng 20kg, đa phần thai sẽ rất to, đa ối, thai nhi khi chào đời sẽ có cân nặng trên 4kg.
  • Ăn, uống rất nhiều đồng nghĩa với việc đi tiểu nhiều trong ngày, trong nước tiểu có chứa một lượng đường nhất định nên dễ bị nấm candida (dễ tái đi tái lại nhiều lần).
  • Dễ nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận rất dễ băng huyết sau sinh.
  • Sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu nhưng không rõ được nguyên nhân.

Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh, dị tật về cả cơ, thần kinh và dị dạng cơ thể.
  • Vì em bé có cân nặng lớn đi đôi với đó là kích thước lớn nên nếu sinh thường sẽ rất dễ gãy xương, hoặc có thể gặp sang chấn khi sinh mổ lẫn sinh thường.
  • Đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và các bé sơ sinh trong giai đoạn vừa chào đời cao hơn gấp 2 – 5 lần so với bình thường.
  • Em bé khi chào đời dễ mắc các bệnh liên quan đến suy hô hấp, tụt canxi, hạ đường huyết và có nguy cơ cao sẽ bị đái tháo đường do di truyền từ mẹ.

Tiểu đường thai kỳ nên sử dụng thực phẩm gì

Thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề được quan tâm không ít. Bởi chế độ ăn uống có ảnh hưởng không hề ít đến chính sức khỏe của meh và sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai đến khi chào đời. Bởi vậy, nếu sản phụ mắc phải bệnh này cần tuân theo phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Không những vậy phải kiểm soát được lượng đường khi nạp vào cơ thể.

Các loại hạt và thực phẩm nguyên cám là lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ
Các loại hạt và thực phẩm nguyên cám là lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ

Nhóm chất nhiều protein

Thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng có sự góp mặt của protein. Protein cùng các hoạt chất carbohydrate, carbohydrate đều có thể giúp cân bằng lại lượng đường trong máu. Vì vậy hãy cố gắng trong thời kỳ mang thai nên bổ sung nhiều protein cho cơ thể. Có thể kế đến như, cá, thịt gà, trứng, đậu hũ, quả hạch, các loại cây họ đậu, hạt quinoa…

Ăn thực phẩm ít đường

Đây chính là một trong điều đáng để tâm đến nhất, bởi vì đường khi nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn cho sản phụ. Vì vậy trong quá trình ăn uống cần hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể. Để có thể tính được lượng đường huyết được nạp vào cơ thể. Ta chỉ cần tính bằng cách nhân số gram carbohydrate trong một khẩu phần ăn của một loại thực phẩm với số đường huyết của thực phẩm đó. Con số khi tính ra sẽ cho biết được tác động của bữa ăn hôm nay ảnh hưởng thế nào đến lượng đường trong máu.

Thực phẩm có chứa hàm lượng đường thấp. Phù hợp với phụ nữ đang mắc tiểu đường thai kỳ gồm có:

  • Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám.
  • Một số loại rau củ: Cà rốt, cần tây, rau muống, rau cải, đậu lăng, đậu đũa,…
  • Một số loại trái cây: Thanh long, táo, cam, bưởi, lê, đào,…

Thực phẩm có chất béo không bão hòa

Nhắc đến tiểu đường thai kỳ nên sử dụng thực phẩm gì thì chắc chắn không thể bỏ qua được loại thực phẩm có chất béo không bão hòa. Thông thường đây sẽ là một trong những loại thực phẩm luôn xuất hiện trong chế độ ăn lành mạnh. Không chỉ vì lượng vitamin nó mang lại mà còn là những thành phần giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Khi nhắc đến các thực phẩm chúng ta gồm có: Dầu oliu, dầu lạc, cá hồi, quả bơ, cá mòi, cá ngừ, hạt chia và các loại hạt khác.

Sử dụng chất béo bão hòa trong mỗi bữa ăn
Sử dụng chất béo bão hòa trong mỗi bữa ăn

Các loại thực phẩm nên tránh khi bị tiểu đường thai kỳ

Để có thể hạn chế việc cơ thể có thể mắc tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên tránh những loại đồ ăn và thực phẩm có đường. Khi ăn no lượng đường trong máu sẽ tăng lên cao, đặc biệt là các loại thực phẩm đã qua chế biến. Phụ nữ khi đang mang thai, hoặc đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần hạn chế những loại thực phẩm sau đây:

Không nên sử dụng thực phẩm có chứa nhiều đường
Không nên sử dụng thực phẩm có chứa nhiều đường
  • Các loại bánh ngọt.
  • Các loại kẹo ngọt.
  • Các loại nước ngọt, nước uống có gas.
  • Các loại nước ép có cho thêm đường.
  • Hạn chế đồ ăn có chứa nhiều tinh bột.
  • Các loại đường và carbohydrate ẩn
  • Không sử dụng quá nhiều nước mía và nước dừa.

Chế độ luyện tập khi bị tiểu đường thai kỳ

Song song với chế độ ăn uống nghiêm ngặt và hợp lý thì điều mà các mẹ cần làm đó là thường xuyên tập thể dục, vận động sẽ giúp cơ thể tiêu hao các nguồn năng lượng dư thừa tích đọng trong cơ thể. Vì vậy sẽ giảm được nguy cơ đái tháo đường thai kỳ đồng thời có thể giữ ổn định đường huyết trong máu. Các hoạt động thể dục mà các mẹ có thể áp dụng như:

Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày
Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày
  • Đi bộ: Mỗi ngày các mẹ chỉ cần duy trì thói quen đi bộ nhẹ nhàng 40 phút thì cũng đã có thể tiêu hao đi nguồn năng lượng dư thừa, tích lũy trong cơ thể. Từ đó có thể giảm nguy cơ đái tháo đường.
  • Bơi lội: Bơi lội không những có thể giúp tiêu hao năng lượng mà còn giúp các bó cơ được hoạt động. Dưới áp lực của nước cơ thể của bạn còn trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Tập luyện yoga: Khi tập yoga bạn sẽ học được cách thở đúng, biết làm cách nào để cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Các bài tập nhẹ nhàng không những có thể hỗ trợ làm giãn cơ mà còn loại bỏ được căng thẳng, mệt mỏi.
  • Khiêu vũ: Khiêu vũ cũng là một trong những bộ môn mà các mẹ bầu có thể lựa chọn. Trong quá trình di chuyển vừa có thể đốt cháy năng lượng vừa giữ được một tinh thần thoải mái, lạc quan.

>>> Xem thêm

Nguyên nhân trẻ em thiếu kẽm bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ như thế nào?

Kết luận

Bài viết đã bật mí cho các bạn thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Vì vậy để bảo vệ bản thân hay bảo vệ cho chính người thân yêu của bạn thì điều đầu tiên hãy thay đổi dần chế độ ăn uống của mình. Sau đó hãy chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao điều độ, nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cho chính cơ thể của mẹ tốt dần lên đồng thời thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh hơn. Vì vậy hãy ý thức được tình trạng sức khỏe của mình trước khi quá muộn. Bảo vệ chính cơ thể của chính bạn cũng là đang bảo vệ cho tương lai sau này của đứa trẻ.