Trẻ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ nguyên nhân từ đâu?

Trẻ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ nguyên nhân từ đâu?

Trẻ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ là một trong những điều khiến bố mẹ rất lo lắng. Vì không biết nguyên nhân gì mà giữa đêm các bé vẫn quấy khóc tuy đã rất mệt. Việc các bé quấy khóc thường xuyên không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Mà còn ảnh hưởng đến chính thói quen giờ giấc sinh hoạt của bé về tương lai, cứ đến tầm giờ đó bé sẽ quấy khóc liên tục.

Không chỉ vậy việc bé khóc không ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình vào sáng hôm sau. Vì vậy để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ở trẻ hãy theo dõi hết bài viết nhé!

Những lý do khiến bé khó ngủ hay quấy khóc

Chúng ta thường nghĩ trẻ em còn nhỏ nên chả biết gì. Nhưng thực sự chính trẻ em là một trong những đối tượng rất nhạy cảm chỉ cần những tác động nhỏ cũng khiến các bé không ngủ được. Không những thế trẻ nhỏ chưa phát triển hết về ngôn ngữ khi các bé khó chịu trong cơ thể chỉ có thể quấy khóc để thể hiện cảm xúc. Vì thế bố mẹ đừng quá sốt ruột mà hãy thông cảm cho các con nhé. Để hiểu rõ nguyên nhân vì sao các con lại quấy khóc không chịu ngủ dưới đây là một số lý do bạn phải biết.

Không gian phòng ngủ không thoải mái

Các bé rất nhạy cảm với môi trường xung quanh mình, nhất là không gian phòng ngủ. Không những phải đảm bảo sự thoáng mát, ánh điện cũng không được quá sáng, chăn màn sạch sẽ và nhiệt độ phòng cũng phải phù hợp. Thì các bé cũng sẽ dễ vào giấc ngủ hơn.

Nhiệt độ phòng nên để từ 26 cho đến 28 độ C là nhiệt độ thích hợp. Các bé sẽ không bị nóng quá hay lạnh quá vừa đảm bảo nhiệt độ an toàn để không làm các con cảm lạnh. Nhưng nên nhớ bạn vẫn phải đắp một chiếc chăn mỏng lên ngực cho bé. Chăn màn cũng phải đảm bảo sạch sẽ vì nếu để cơ thể của bé ngứa bé cũng sẽ quấy khóc vì cảm thấy khó chịu.

Không gian phòng ngủ không thoải mái cũng là một trong những lý do khiên bé khó chịu và quấy khóc
Không gian phòng ngủ không thoải mái cũng là một trong những lý do khiên bé khó chịu và quấy khóc

Tâm lý của bé bị ảnh hưởng

Chắc chắn không ít tất cả mọi người đều nghe qua lời các bà, các mẹ nói rằng bé bị giật mình sẽ hay quấy khóc vào ban đêm. Đấy là do vào ban ngày bé đã gặp một chuyện gì đó gây tổn thương đến tâm lý. Vì vậy khi thần kinh bị căng thẳng do sợ hãi, hồi hộp, bất an thì bé sẽ rất khó vào giấc. Tuy nhiên bé vẫn sẽ ngủ nhưng hay gặp tình trạng bị giật mình. Mỗi lúc giật mình như vậy bé sẽ khóc và quấy do chính cảm giác bất an hồi sáng gặp phải.

Bé vui đùa và cười quá nhiều vào ban ngày

Không chỉ gặp những chuyện sợ hãi vào buổi sáng mới có thể làm bé quấy khóc khi ngủ. Mà vào buổi sáng bé cười đùa quá nhiều cũng sẽ gây ra hiện tượng quấy khóc buổi đêm. Bởi khi hệ thần kinh bị kích thích quá gần gây nên những biểu hiện dư âm tương tự khi bé rơi vào giấc ngủ. Điều này làm các bé phấn khích hơn do các hoạt động vui chơi ban ngày mang lại vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng quấy khóc.

Bé gặp tình trạng đầy hơi, trào ngược dạ dày

Trước khi ngủ các mẹ hay cho bé ăn để bé dễ vào giấc hơi. Nhưng khi ăn vào ban đêm dịch vị dạ dày tiết ra để tiêu hóa sữa. Đồng thời thời gian nhu động ruột sẽ kéo dài thêm nên khiến bé trằn trọc khó ngủ. Hoặc bé vừa ăn vừa bú mẹ rồi ngủ quên nhưng sữa từ bầu vú vẫn tiết ra làm bé sặc sữa. Hoặc khi ăn no chưa kịp tiêu hóa gây hiện tượng trào ngược.

Lưu ý khi cho bé ăn nên cẩn thận tránh trường hợp bé bị trớ
Lưu ý khi cho bé ăn nên cẩn thận tránh trường hợp bé bị trớ

Chính những hiện tượng này sẽ làm cơ thể bé khó chịu. Gây tỉnh giấc mà khi bé đang vào giấc mà bị nhưng hiện tượng như trên bé sẽ quấy khóc rất nhiều. Không những thế còn khó vào giấc trở lại.

Cơ thể bé thiếu dinh dưỡng

Trẻ em phát triển cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mới có thể bảo đảm rằng cơ thể được đáp ứng mọi đòi hỏi. Nhờ cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà trẻ phát triển sẽ toàn diện hơn. Các loại khoáng chất cần bổ sung cho trẻ như: canxi, kẽm, vitamin D, photpho, magie, sắt,… Tất cả những chất này sẽ đảm bảo xương bé phát triển chắc khỏe hơn.

Từ việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ làm xương chắc khỏe và không bị mỏi khớp nên sẽ dễ ngủ hơn. Không những vậy việc bổ sung đủ chất còn giúp giấc ngủ của các bé sâu hơn.

Xem thêm:

Chỉ số g6pd bao nhiêu là bình thường?

Trẻ cắt amidan có ảnh hưởng gì không?

Bé gặp vấn đề về sức khỏe

 Trẻ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ có thể là do nguyên nhân nhức đầu, ốm sốt, dị ứng, mọc răng, suy nhược cơ thể,… Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc phải những căn bệnh cúm. Vì lúc này cơ thể còn yếu và sức đề kháng chưa được cao, mà ốm sốt sẽ làm bé rất khó chịu vì vậy mỗi khi ngủ bé sẽ quấy khóc. Hoặc cũng có thể do bé buồn ngủ nhưng sổ mũi làm bé khó thở nên bé lại càng quấy khóc nhiều hơn.

Bé bị tình trạng tuần khủng hoảng

Tuần khủng hoảng là giai đoạn các bé có sự thay đổi lớn ở tâm sinh lý nói cách khác bé bắt đầu học được một kỹ năng mới. Kỹ năng này làm bé chưa thể kịp thời thích nghi làm vẫn còn vụng về. Những hành động chưa biết xử lý thế nào, chưa biết vận hành diễn ra làm sao sẽ làm tâm trạng của các bé trở nên cáu kinh hơn. Với bất cứ 1 em bé nào thì trong vòng 20 tháng đầu đời các bé sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng.

Tuần khủng hoảng ở trẻ sẽ qua mau và bé sẽ có thêm được một kỹ năng mới
Tuần khủng hoảng ở trẻ sẽ qua mau và bé sẽ có thêm được một kỹ năng mới

Và chắc chắn cứ trải qua một tuần khủng hoảng bé sẽ biết lẫy, biết bò, biết đi, biết nói… Nhưng trong tuần đó các bé có thể gặp các tình trạng như sau: Trẻ hay cáu gắt, trằn trọc, cực kỳ khó ngủ, ngủ hay tỉnh giấc chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng sẽ làm trẻ mở mắt. Đêm gần như là không ngủ tình giấc hơn chục lần.

Do giờ sinh học trong cơ thể

Trẻ và người lớn có thói quen sinh hoạt khác nhau, cũng giống như chúng ta mỗi người có một giờ sinh hoạt ngủ, nghỉ khác nhau. Hiển nhiên đó chỉ là một quy luật giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ đã ngủ quá nhiều vào ban sáng và không có sự can thiệp từ bố mẹ thì đương nhiên khi đêm xuống trẻ không thể nào ngủ tiếp. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ trở thành thói quen. Và khi trong thời gian bé đang chơi đùa bạn dỗ bé đi ngủ thì sẽ gặp phải hiện tượng gào khóc.

Cách làm để trẻ ngủ ngon hơn

Có thể thấy giai đoạn trẻ quấy khóc không chịu đi ngủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho bố mẹ. Một phần vì khả năng giao tiếp của trẻ chưa hoàn toàn hình thành nên bố mẹ không thể nào biết nên làm những gì cho trẻ ngừng khóc. Nhưng cũng đừng vì vậy mà mất kiên nhẫn, hãy thở sâu và có thể áp dụng những phương pháp sau đây.

Nắm được nhu cầu ngủ của trẻ

Mỗi bé sẽ có một nhu cầu ngủ khác nhau, có bé sẽ thích ngủ đêm và chơi vào ban ngày. Nhưng có bé lại sẽ ngủ ngày và ban đêm sẽ thức. Đồng thời trong quá trình phát triển trẻ cũng sẽ dần ngủ ít hơn ban ngày. Vì vậy các bậc phụ hiunh nên tìm hiểu về cách tính thời gian tính chất giấc ngủ của các bé. Từ đó sẽ đưa ra sự điều chỉnh đúng làm các bé sẽ không còn cáu gắt khi phải đi ngủ.

Xây dựng thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt của bé nếu bị lệch quá nhiều khi bé ngủ sáng và thức đêm. Thì các bố mẹ có thể dần dần thay đổi. Đầu tiên hãy tạo thói quen cho bé ít ngủ hơn vào ban sáng có thể bế bé đi dạo hoặc chơi với bé để bé ngủ ít hơn. Sau đó sẽ cho bé ngủ sớm vào buổi đêm. Sau một ngày không được đáp ứng giấc ngủ  thì chắc chắn ban đêm bé sẽ ngủ hơn. Lâu ngày chế độ này sẽ trở thành thói quen của bé. Một lịch trình nhất quán sẽ làm bố mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Xây dựng thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ có giờ giấc cho trẻ nhỏ
Xây dựng thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ có giờ giấc cho trẻ nhỏ

Hãy để bé cảm thấy được an toàn

Thông thường các bé đều rất sợ bóng đêm nhất là khi màn đêm buông xuống. Không những vậy những âm thành, hình ảnh rùng rợn cũng sẽ làm các bé bị ảnh hưởng. Vì vậy khi đêm xuống chỉ cho nên cho bé chơi lắp ráp mô hình hoặc tô màu vẽ tranh, nghe nhạc nhẹ nhàng để bé có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Hoặc trước khi ngủ bạn nên đọc cho bé nghe 1 câu chuyện sau đó vỗ về bé để bé có được cảm giác an toàn hơn. Chính những điều này sẽ làm bé dễ ngủ và không còn quấy khóc.

Đảm bảo không gian yên tĩnh

Phòng ngủ yên tĩnh, đảm bảo ánh sáng tĩnh không được chói mắt trẻ sẽ là tiền đề để giúp các bé ngủ ngon hơn. Đặc biệt nên hạn chế ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi… Luồng ánh sáng xanh sẽ làm nồng độ hormone melatonin giảm đi vì vậy trẻ sẽ không còn cảm thấy buồn ngủ nữa.

Ăn vừa đủ, ăn đúng giờ.

Trẻ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ nguyên nhân cũng có thể là do ăn sai bữa. Hãy xây dựng chế độ ăn uống đúng giờ cho trẻ, vì việc trẻ ăn quá muộn sẽ làm đêm bé ăn trễ. Việc nạp thêm năng lượng vào cơ thể khi đêm muộn sẽ làm trẻ khó ngủ, quấy khóc.

Giường ngủ thật thoải mái

Khi bé ngủ bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho phù hợp. Ngoài ra bạn còn nên đảm bảo được rằng chăn màn luôn thơm tho, sạch sẽ và mềm mại. Điều này sẽ làm các bé hứng thú hơn trong quá trình ngủ. Không ngứa ngáy sẽ làm giấc ngủ của bé được sâu hơn, dễ đi vào giấc hơn.

Giữ giường ngủ thoải mái êm ái, sạch sẽ và thơm tho
Giữ giường ngủ thoải mái êm ái, sạch sẽ và thơm tho

Cung cấp cho trẻ đủ dinh dưỡng

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ cũng là một trong những cách giúp bé dễ ngủ hơn. Vì khi cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể cơ thể được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng cũng như làm vậy cơ thể sẽ không đòi hỏi. Việc này sẽ làm trẻ đỡ quấy khóc do cơ thể không còn mệt mỏi.

Phòng bệnh cho trẻ

Việc tiêm phòng cúm, giữ sức khỏe cho trẻ trước những lần thay đổi thời tiết cho cơ thể các bé tránh khỏi những những căn bệnh chuyển mùa. Các mẹ nên chú ý bổ sung các loại vitamin từ trái cây sẽ giúp cơ thể của bé khỏe mạnh hơn, không những vậy hãy cố gắng cho con sử dụng sữa mẹ để nâng cao được sức đề kháng cho các bé.

Kết luận

Trẻ trằn trọc khó đi vào giấc ngủ và những điều cần lưu ý bài viết đã chia sẻ hết cho bạn. Vì vậy hãy cố gắng hiểu con hơn, chăm sóc con nhiều hơn, dành tình thương cho con. Trẻ trong giai đoạn phát triển sẽ gặp nhiều vấn đề nhưng đấy cũng chỉ là một số giai đoạn phải trải qua. Vì vậy để chính bản thân bố mẹ muốn có thời gian nghỉ ngơi cho bản thân nhiều hơn thì hãy xây dựng cho con mình nếp sống cũng như thói quen lành mạnh từ bây giờ nhé!