Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Tại sao bạn cần biết bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ngoại nói riêng là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở người trưởng thành. Vì vị trí xảy ra bệnh khá đặc biệt nên nhiều người thường ngại đi khám khi bệnh còn nhẹ, vô tình làm bệnh ngày càng nặng hơn. Biết được sự nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại giúp bạn nhanh chóng đi thăm khám để điều trị sớm hơn.

1.1. Bệnh trĩ ngoại là gì

Để có thể giải đáp được câu hỏi bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không chúng ta cần biết được bệnh trĩ ngoại là gì.

bệnh trĩ ngoại có búi trĩ nằm bên ngoài mép hậu môn
bệnh trĩ ngoại có búi trĩ nằm bên ngoài mép hậu môn

Bệnh trĩ là một căn bệnh xảy ra ở vùng trực tràng – ống hậu môn do sự giãn, sưng các tĩnh mạch dẫn đến hình thành các búi trĩ. Căn bệnh này dần trở thành phổ biến hiện nay do tính chất công việc, thói quen sinh hoạt ăn uống không khoa học. Bệnh trĩ được chia thành 3 loại tùy thuộc vào vị trí hình thành búi trĩ gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Trong đó bệnh trĩ ngoại là bệnh thường gặp nhất và hay bị nhầm lẫn.

Bệnh trĩ ngoại là bệnh mà các tĩnh mạch ở viền, rìa hậu môn bị giãn, dần căng phồng hình thành cách búi trĩ. Việc để cho bệnh trĩ ngoại trở nặng có thể làm cho người bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, ung thư trực tràng, viêm hậu môn,….

1.2. Nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ ngoại

Cùng điểm qua một vài nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại để tìm được cách phòng ngừa và cải thiện phù hợp nhất nhé.

Chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ

Thói quen ăn uống không khoa học có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, từ đó gây ra căn bệnh trĩ ngoại. Một vài thói quen có thể kể ra rằng:

Chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước dễ dẫn đến táo bón.

Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chiên xào, đồ ăn nhiều đạm.

Dùng nhiều rượu bia, chất kích thích.

Ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ

ngồi lâu cũng là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ
ngồi lâu cũng là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ

Những người có tính chất công việc phải ngồi nhiều, đứng nhiều như nhân viên văn phòng có khả năng bị bệnh trĩ cao hơn so với đối tượng khác. Có thể giải thích rằng việc ngồi nhiều làm tăng áp lực lên vùng chậu, khiến các tĩnh mạch dễ bị giãn nở hơn.

Thói quen đi vệ sinh không đúng cách

Ngồi lâu trong nhà vệ sinh, nhịn đi vệ sinh,…cũng là thói quen gây nên căn bệnh trĩ.

Người thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai và sau sinh

Cân nặng cơ thể, em bé phát triển cuối thai kỳ có thể là nguyên nhân gây tăng áp lực lên vùng chậu người mẹ, tăng nguy cơ bị bệnh trĩ ngoại. Sau sinh, mẹ bỉm sữa thường ít di chuyển, hay gặp nhiều vấn đề tiêu hóa cũng dễ sinh bệnh.

1.3. Nhận biết bệnh trĩ ngoại bằng cách nào

Triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị bệnh trĩ ngoại đó là luôn có cảm giác ngứa, đau rát hậu môn, khi đi đại tiện thấy xuất hiện máu tươi, có búi trĩ hay cục thịt nhỏ lòi ra bên ngoài hậu môn,…

Khác với trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, trĩ ngoại không thể phân biệt được mức độ nặng hay nhẹ thông qua lượng máu chảy ra sau khi đi đại tiện.

  • Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bạn cần biết bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không để làm gì
Bạn cần biết bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không để làm gì

Bởi vì căn bệnh ở vị trí khá đặc biệt nên nhiều người khi nhận thấy những dấu hiệu nhẹ hay biết mình đã mắc bệnh nhưng vẫn e ngại, cảm thấy xấu hổ nên không đi khám, từ đó làm cho bệnh nặng hơn, có thể gặp nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe. Có thể kể đến như:

Ảnh hưởng tâm lý: Tác động lớn nhất của bệnh trĩ đó là gây nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Búi trĩ sa ra ngoài làm cho người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, đau rát, dần cảm thấy mệt mỏi, ngại ngần khi tham gia nhiều hoạt động.

bệnh trĩ ngoại có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và lối sống hàng ngày của người bệnh
bệnh trĩ ngoại có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và lối sống hàng ngày của người bệnh

Cảm giác khó chịu, đau rát dài ngày: Việc búi trĩ lớn khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn, đau rát khó chịu do đó người bệnh lại càng e ngại việc đi vệ sinh, dễ sinh ra táo bón, làm cho bệnh lại càng nặng thêm.

Sa búi trĩ ra ngoài: Bệnh nghiêm trọng làm cho các búi trĩ lớn hơn, nghẹt lỗ hậu môn dẫn đến bị chèn ép, máu không thể lưu thông khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, dài ngày có thể làm hoạt tử búi trĩ gây nhiều biến chứng khác.

Thiếu máu kéo dài: Lượng máu chảy ra sau khi đi đại tiện mỗi người là khác nhau, có người chỉ chảy ít nhưng có người máu chảy thành tia, việc này kéo dài sinh ra tình trạng thiếu máu cho người bệnh. Thiếu máu dẫn đến nhiều biến chứng khác như hay chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, từ đó ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, tình trạng này kéo dài thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

chảy máu khi đại tiện có thể khiến người bệnh trĩ bị thiếu máu
chảy máu khi đại tiện có thể khiến người bệnh trĩ bị thiếu máu

Viêm nhiễm, chảy dịch hậu môn: Bệnh trĩ nặng hơn có thể sinh ra các triệu chứng như rỉ nước, mủ, áp xe, gây cho cơ thể mùi khó chịu. Khiến cho người bệnh không còn được tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý.

  • Có thể điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách nào

Để điều trị bệnh trĩ ngoại bác sĩ có thể chỉ định cho bạn phương pháp thay đổi lối sống hay can thiệp y khoa tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Với những trường hợp bệnh trĩ ngoại nhẹ, bạn có thể cải thiện chúng bằng cách thay đổi lối sống như chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nhiều chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế ăn uống đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng,….Tăng cường tập thể dục, vận động nhiều, không đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, duy trì cân nặng khuyến cáo,….

Khi các biện pháp trên không thể cải thiện được tình trạng bệnh thì bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc bôi trĩ giảm đau hay thuốc tăng tuần hoàn máu. Một số biện pháp như cắt búi trĩ, liệu pháp xơ cứng,…cũng được áp dụng khi bệnh trở nên nghiêm trọng.

Lời kết

Bài viết vừa trả lời cho bạn câu hỏi bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Không những làm ảnh hưởng đến đời sống, căn bệnh trở nên nghiêm trọng kéo dài thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh. Vì thế bạn cần có những biện pháp cải thiện cũng như ngăn ngừa bệnh phù hợp.